Anh chú hướng nghiệp

Giải mã tính cách và sự nghiệp nhóm xã hội – Trắc nghiệm Holland

Nhóm xã hội theo trắc nghiệm Holland được biết đến là nhóm người hết mình vì người khác và thường được nhận xét là “lo chuyện bao đồng”. Thế nhưng, có phải lúc nào bao đồng cũng không tốt hay không? Liệu còn những khía cạnh thú vị nào khác mà chúng ta chưa khám phá hết ở họ? Những người thuộc nhóm xã hội phù hợp với những ngành nghề nào? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé!

1. Nhóm xã hội – Họ là ai?

1.1. Đặc điểm nhận diện nhóm xã hội 

Theo học thuyết John Holland, bạn sẽ thuộc nhóm xã hội nếu có những đặc điểm như sau:

  • Thích làm việc với con người và cảm thấy hứng thú với việc giúp đỡ người khác. Tất cả những điều bạn làm đều hướng về một mục tiêu: làm cho người xung quanh mình hạnh phúc. Và ”người xung quanh” ở đây bao gồm người thân trong gia đình, họ hàng, hàng xóm, bạn bè  và cả những người lạ lần đầu bạn gặp gỡ.
  • Hiểu người khác rất tốt. Bạn rất nhạy trong việc cảm được niềm vui, nỗi buồn của người xung quanh.
  • Dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác. Do đó, bạn thường muốn giúp người khác vui lên vì lúc đó bản thân bạn cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn.
  • Có khả năng về ngôn ngữ; họ diễn đạt tốt ý tưởng của mình. Bạn có thể truyền đạt kiến thức và giải thích thông tin phức tạp cho người khác một cách dễ dàng.
  • Có khả năng lắng nghe người khác một cách kiên nhẫn. Rất nhiều khi bạn bè, người quen tìm đến bạn để chia sẻ, tâm sự.

Từ nhỏ, những người thuộc nhóm xã hội đã cho thấy các đặc điểm của nhóm này qua những biểu hiện sau: nhạy cảm, hay chăm sóc người khác, lo sợ người khác buồn, chiều lòng người xung quanh hơn chiều ý thích của bản thân. Ngoài ra, nhóm xã hội còn có khả năng  lắng nghe tốt, thích các hoạt động công tác xã hội và dễ mủi lòng khi xem phim hay đọc truyện cảm động. Nhóm này thông thường học rất tốt các môn xã hội như Văn, Sử, Địa, và cũng có khiếu trong việc học ngoại ngữ.

Điểm đặc trưng nhất của nhóm xã hội là lấy việc giúp đỡ người khác làm niềm vui cho bản thân. Đặc tính này giúp họ làm những công việc liên quan đến giúp đỡ và hỗ trợ người khác, hỗ trợ cho cộng đồng và xã hội rất tốt. Một câu nói vui mà người ta hay liên tưởng mỗi khi nhắc đến nhóm xã hội, đó là “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”.

Tuy nhiên, nhóm xã hội có 2 điểm yếu gây trở ngại cho công việc của họ: 

  •  Một là sự e ngại nhận tiền cho công sức đã bỏ ra. 
  •  Hai là việc thiếu khả năng quảng bá rộng rãi công việc họ làm. 

Hai điểm yếu trên làm cho người thuộc nhóm xã hội sau một thời gian sau dễ nản chí, bỏ cuộc vì không đủ khả năng tài chính lo cho bản thân/gia đình cũng như không tạo được sự ảnh hưởng tốt ở diện rộng.ê

1.2. Khả năng nổi trội của nhóm xã hội

Nhóm xã hội có những khả năng nổi trội sau:

  •  Giao tiếp linh hoạt, đa đối tượng.
  •  Có khả năng diễn đạt tốt.
  •  Có khả năng tổng kết, xâu chuỗi nội dung/sự kiện.
  • Biết lắng nghe, lắng nghe tích cực, có phản hồi.
  • Tư duy sáng tạo, linh hoạt.
  •  Rất tôn trọng ý kiến người khác.
  •  Kiên trì, nhạy cảm.
  •  Luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác một cách tự nguyện.

2. Cơ hội nghề nghiệp của nhóm xã hội

Với những đặc điểm tính cách đã nêu ở trên, nhóm xã hội nên làm việc trong môi trường mang tính xã hội cao, thường xuyên giao tiếp với người khác hoặc có nhiều cơ hội giúp đỡ, chỉ dẫn những người xung quanh. 

Một số công việc phù hợp với nhóm xã hội:

  •  Nhà hoạt động xã hội.
  •  Tham vấn/tư vấn.
  •  Trị liệu tâm lý.
  •  Nhân viên công tác xã hội.
  •  Nhân viên chăm sóc khách hàng.
  •  Giáo viên, Giảng viên.
  •  Nhà đào tạo.
  •  Chuyên viên nhân sự.
  •  Bác sĩ, Y tá, Điều dưỡng.
  •  Nhà ngoại giao.

3. Tháo gỡ nút thắt “lo ngại khi lựa chọn nhóm ngành xã hội”

Khi nhắc tới nhóm ngành xã hội như: giáo viên, chuyên viên tư vấn, hoạt động xã hội, hộ lý, y tá,…, chúng ta thường nghĩ ngay tới:

  •  Công việc không có thu nhập cao, gần như không đủ lo cho bản thân và gia đình. 
  •  Công việc rất vất vả, áp lực về tinh thần cao, giờ giấc có khi không ổn định. 

Tuy nhiên, đó chỉ là câu chuyện của những năm 80, 90 ở Việt Nam. Ngày nay và trong tương lai gần, nhóm ngành Xã hội tại Việt Nam đang được đòi hỏi nhiều hơn trong thị trường lao động. Chính vì vậy, bạn có thể có thu nhập không hề kém cạnh những nhóm ngành khác nếu bạn:

  •  Lựa chọn ngành học đúng năng khiếu và sở thích của mình. 
  •  Trau dồi thật tốt kiến thức chuyên môn.
  •  Xây dựng những kỹ năng tổng hợp từ sớm, bao gồm khả năng ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, khả năng hiểu rõ bản thân.
  •  Tạo network chuyên nghiệp, nơi mọi người biết khả năng của bạn và nơi bạn có thể kết nối với những người trong ngành có nhiều kinh nghiệm hơn.

Do đó, thay vì sợ mức thu nhập thấp, bạn hãy tìm cách phát triển toàn diện để vừa có thể làm điều mình giỏi, thỏa mãn sở thích, vừa có thể lo được tài chính cho bản thân và gia đình.

4. Lời kết 

Hãy thử tưởng tượng xem: Chúng ta sẽ ra sao nếu không ai được khuyến khích theo nghề giảng dạy, nếu không có những người chữa lành vết thương tâm lý, nếu không có những hộ lý, y tá hết lòng vì bệnh nhân? 

Bạn thấy đấy, xã hội chúng ta sẽ trở nên tươi đẹp hơn nếu nhóm xã hội được tự do phát triển và phát huy hết tiềm năng trong lĩnh vực mà họ yêu thích. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn thuộc nhóm xã hội sẽ nhận ra điểm mạnh, điểm yếu và lựa chọn được công việc phù hợp với bản thân.

Vui lòng ghi rõ nguồn khi chia sẻ nội dung bài viết:

Anh Chú Hướng Nghiệp (www.anhchuhuongnghiep.com)

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
WhatsApp
Email

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dự án Anh Chú Hướng Nghiệp hiện thực hóa khát vọng giúp đỡ giới trẻ của Dương Trần – Thạc sĩ ĐH Harvard, Chuyên gia Tư vấn chiến lược.

Đọc thêm tại đây

Kết nối

Chủ đề

Đăng ký nhận newsletter

Đăng ký nhận newsletter

Nhận email cập nhật về các bài viết, tài liệu & sự kiện mới của Anh Chú Hướng Nghiệp