Anh chú hướng nghiệp

Tại sao Trí tuệ cảm xúc (EQ) lại quan trọng đến thế?

trí tuệ cảm xúc là gì

Table of Contents

Cùng với IQ, trí tuệ cảm xúc (EQ) đang trở thành một yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công của mỗi con người cả trong công việc và cuộc sống. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá lý do tại sao trí tuệ cảm xúc lại quan trọng như vậy và bạn có thể làm gì để gia tăng trí thông minh cảm xúc của mình.

Trí tuệ cảm xúc EQ

1. Trí tuệ cảm xúc (EQ) là gì?

Trí tuệ cảm xúc (hay còn gọi là chỉ số cảm xúc hoặc EQ) là khả năng nhận thức, đánh giá và kiểm soát cảm xúc của mỗi cá nhân theo những cách tích cực để giảm bớt căng thẳng, giao tiếp hiệu quả, đồng cảm với người khác, vượt qua thử thách và xoa dịu xung đột. 

Một số nhà nghiên cứu cho rằng trí tuệ cảm xúc có thể được học hỏi và củng cố, trong khi những người khác cho rằng đó là một đặc điểm bẩm sinh.Trí tuệ cảm xúc giúp xây dựng các mối quan hệ bền chặt hơn, đồng thời đạt được các mục tiêu trong cuộc sống và sự nghiệp của mỗi cá nhân. 

EQ cũng có thể giúp bạn kết nối với cảm xúc của mình, biến ý định thành hành động và đưa ra các quyết định một cách sáng suốt. Một số chuyên gia thậm chí còn cho rằng EQ có thể quan trọng hơn cả chỉ số IQ trong thành công chung của mỗi chúng ta.

2. Trí tuệ cảm xúc (EQ) được đo lường như thế nào?

EQ Test

Các bài kiểm tra đo lường trí tuệ cảm xúc thường thuộc một trong hai dạng sau: bài kiểm tra tự báo cáo và bài kiểm tra khả năng. 

Các bài kiểm tra tự báo cáo (Self-report tests) là phổ biến nhất vì chúng dễ quản lý và cho điểm nhất. Trong các bài kiểm tra như vậy, người được hỏi trả lời các câu hỏi hoặc tuyên bố bằng cách đánh giá hành vi của chính mình. Ví dụ: đối với một câu nói chẳng hạn như “Tôi thường cảm thấy lo lắng ngay cả khi không có lý do gì cả”, người tham gia có thể mô tả câu đó là không đồng ý, hơi không đồng ý, đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý. 

Mặt khác, các bài kiểm tra khả năng liên quan đến việc mọi người phản ứng với các tình huống và sau đó đánh giá kỹ năng của họ. Những bài kiểm tra như vậy thường yêu cầu mọi người tự chứng minh khả năng của mình, sau đó họ sẽ được đánh giá bởi một bên thứ ba.

Sau đây là 2 bài kiểm tra do chuyên gia sức khỏe tâm thần thực hiện giúp đo lường chỉ số EQ của bạn:

  • Bài kiểm tra trí tuệ cảm xúc Mayer-Salovey-Caruso (MSCEIT): là một bài kiểm tra dựa trên khả năng đo lường bốn nhánh của Mayer và Mô hình EI của Salovey. Người dự thi thực hiện các nhiệm vụ được thiết kế để đánh giá khả năng nhận thức, xác định, hiểu và kiểm soát cảm xúc của họ. 
  • Kiểm kê Năng lực Xã hội và Cảm xúc (ESCI) : dựa trên một công cụ cũ hơn được gọi là Bảng Câu hỏi Tự Đánh giá (Self-Assessment Questionnaire). Bài kiểm tra yêu cầu người tham gia đưa ra xếp hạng về khả năng của họ trong một số năng lực cảm xúc khác nhau. Bài kiểm tra được thiết kế để đánh giá khả năng xã hội và cảm xúc giúp phát hiện những người có tiềm năng trở thành những nhà lãnh đạo quyết đoán. 

Ngoài ra còn có rất nhiều công cụ trực tuyến và miễn phí khác có thể giúp đo lường trí tuệ cảm xúc của bạn.

3. 5 thành phần chính của Trí tuệ cảm xúc

Làm thế nào để có thể nâng cao chỉ số EQ? Nhà tâm lý học, tác giả của cuốn sách Trí tuệ cảm xúc (1995) – Daniel Goleman đã gợi ý rằng có năm thành phần của trí tuệ cảm xúc. Bằng cách nỗ lực cải thiện những kỹ năng này, bạn có thể trở nên thông minh hơn về mặt cảm xúc.

5 thành phần của trí tuệ cảm xúc

3.1. Nhận thức về bản thân (Self-Awareness)

Nhận thức về bản thân hay khả năng nhận biết và hiểu được cảm xúc của chính mình là một kỹ năng quan trọng của trí tuệ cảm xúc. Ngoài việc chỉ nhận biết cảm xúc của mình, bạn còn phải nhận thức được ảnh hưởng của hành động, tâm trạng và cảm xúc của bạn đối với người khác. 

Các cá nhân tự nhận thức cũng nhận ra cảm xúc của chính mình và cách chúng ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của họ. Những cá nhân này cũng có khả năng nhận ra điểm mạnh và hạn chế của chính mình, cởi mở với thông tin và kinh nghiệm mới, đồng thời học hỏi từ những người xung quanh. 

Goleman gợi ý rằng những người có nhận thức về bản thân có khiếu hài hước, tự tin vào bản thân và khả năng của mình, đồng thời nhận thức được cách người khác nhìn nhận về họ.

3.2. Tự điều chỉnh (Self-Regulation)

Ngoài việc nhận thức được cảm xúc của bản thân và tác động của bạn đối với người khác, trí tuệ cảm xúc đòi hỏi bạn phải có khả năng điều tiết và kiểm soát cảm xúc của mình. 

Điều này không có nghĩa là bạn phải che giấu cảm xúc thực sự của mình – chỉ là bạn nên chờ đợi thời điểm và địa điểm thích hợp để thể hiện chúng. Tự điều chỉnh là tất cả những gì liên quan đến việc thể hiện cảm xúc một cách thích hợp. 

Những người có kỹ năng tự điều chỉnh có xu hướng linh hoạt và thích ứng tốt với sự thay đổi. Họ cũng giỏi quản lý xung đột và giải tỏa các tình huống căng thẳng hoặc khó khăn. Goleman cho rằng những người có kỹ năng tự điều chỉnh thường có sự tận tâm cao. Họ luôn suy nghĩ về cách họ ảnh hưởng đến người khác và họ chịu trách nhiệm về hành động của mình.

self-regulation

3.3. Kỹ năng xã hội (Social Skills)

Có thể tương tác tốt với những người xung quanh là một khía cạnh quan trọng khác của trí tuệ cảm xúc. Kỹ năng xã hội cho phép bạn xây dựng các mối quan hệ bền chặt hơn, cả trong công việc và cuộc sống cá nhân. Giúp mỗi người hiểu rõ hơn về bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác. 

Trong môi trường chuyên nghiệp, các nhà quản lý được hưởng lợi khi có thể xây dựng các mối quan hệ và kết nối với nhân viên. Người lao động có thể phát triển mối quan hệ bền chặt với các nhà lãnh đạo và đồng nghiệp. Các kỹ năng xã hội quan trọng có thể kể đến như khả năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp bằng lời nói, kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, khả năng lãnh đạo và khả năng thuyết phục.

3.4. Đồng cảm (Empathy)

Sự đồng cảm hay khả năng hiểu được cảm xúc của người khác là yếu tố quyết định tuyệt đối đối với trí tuệ cảm xúc. Việc nhận ra trạng thái, cảm xúc của người khác có thể giúp bạn lựa chọn cách phản ứng của mình với họ . Khi bạn thấy ai đó đang cảm thấy buồn hoặc tuyệt vọng, bạn phản ứng như thế nào? Bạn có thể đối xử với họ bằng sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt hơn, hoặc bạn có thể cố gắng vực dậy tinh thần họ. 

Đồng cảm cũng cho phép bạn hiểu được các yếu tố thường ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là trong môi trường làm việc. Điều này rất quan trọng bởi nó có thể giúp bạn tương tác với nhiều người khác nhau mà bạn gặp mỗi ngày. 

3.5. Động lực (Motivation)

Động lực bên trong cũng là một kỹ năng trí tuệ cảm xúc quan trọng. Những người thông minh về mặt cảm xúc được thúc đẩy bởi những thứ ngoài phần thưởng bên ngoài như danh tiếng, tiền bạc, sự công nhận và ca ngợi. Thay vào đó, họ có một niềm đam mê để thực hiện các nhu cầu và mục tiêu bên trong của chính mình. Họ tìm kiếm trải nghiệm từ việc hoàn toàn hòa hợp với một hoạt động và theo đuổi những trải nghiệm đỉnh cao. 

Những người có năng lực trong lĩnh vực này thường có xu hướng hành động. Họ đặt mục tiêu và luôn tìm cách để đạt được mục tiêu ấy, thậm chí là làm tốt hơn. Họ là những người chủ động và đáng tin cậy trong công việc.

4. Trí tuệ cảm xúc (EQ) quan trọng như thế nào?

Không phải những người thông minh nhất mới là những người thành công viên mãn nhất. Có những người xuất sắc về mặt học vấn nhưng lại kém cỏi về mặt xã hội và không thành công trong công việc hoặc trong các mối quan hệ cá nhân của họ. 

Khả năng trí tuệ hay chỉ số thông minh (IQ) tự nó không đủ để có thể giúp bạn đạt được thành công. Đúng, chỉ số IQ có thể giúp bạn vào đại học, nhưng chỉ số EQ sẽ giúp bạn kiểm soát căng thẳng và trở nên bình tĩnh khi đối mặt với mọi kỳ thi. IQ và EQ tồn tại song song và sẽ hiệu quả nhất khi chúng được phát triển cùng với nhau.

EQ quan trọng như thế nào?

Trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng đến:

  • Hiệu suất ở trường học hoặc nơi làm việc: EQ cao có thể giúp bạn điều hướng những phức tạp xã hội ở nơi làm việc, dẫn dắt và thúc đẩy người khác. Hiện nay, khi đánh giá ứng viên ứng tuyển, nhiều công ty cũng xem xét sử dụng bài test EQ. 
  • Sức khỏe thể chất: Nếu không thể kiểm soát cảm xúc của mình, bạn cũng khó tránh khỏi cảm giác căng thẳng và kéo theo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Căng thẳng không thể kiểm soát sẽ làm tăng huyết áp, ức chế hệ thống miễn dịch, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, thậm chí gây vô sinh và đẩy nhanh quá trình lão hóa.
  • Sức khỏe tinh thần: Mất kiểm soát cảm xúc cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, khiến bạn dễ bị lo lắng và trầm cảm. Nếu không kiểm soát tốt cảm xúc, bạn cũng sẽ gặp khó khăn khi kết bạn hay duy trì mối quan hệ xã hội. Từ đó, bạn dễ rơi vào trạng thái cô đơn và nghiêm trọng hơn là trầm cảm. 
  • Các mối quan hệ:  Hiểu bản thân và kiểm soát tốt cảm xúc sẽ giúp các bạn thể hiện cảm xúc của mình tốt hơn và hiểu được cảm giác của người khác. Nhờ điều này, kỹ năng giao tiếp cũng được cải thiện, tạo tiền đề cho mối quan hệ xã hội tốt đẹp và bền chặt.  
  • Trí tuệ xã hội: Hòa hợp với cảm xúc giúp bạn kết nối với người khác và thế giới xung quanh. Trí thông minh xã hội cho phép bạn nhận ra bạn bè và kẻ thù thật sự của mình là ai, đo lường sự quan tâm của người khác, giảm căng thẳng, cân bằng hệ thần kinh thông qua giao tiếp xã hội, từ đó bạn sẽ cảm thấy được yêu thương và hạnh phúc hơn.
 

5. Xây dựng trí tuệ cảm xúc: 5 bước giúp nâng cao chỉ số EQ 

Chúng ta có thể rèn luyện để tăng chỉ số EQ không? Câu trả lời là có. Không như chỉ số IQ – rất khó để có thể thay đổi, chỉ số EQ thì bạn hoàn toàn có thể nâng cao thông qua học hỏi và luyện tập. Sau đây là 5 bước giúp bạn cải thiện trí tuệ cảm xúc của mình:

5.1. Nâng cao nhận thức về bản thân

  • Tiếp thu những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng 
  • Viết nhật ký ghi lại những hành vi và cảm xúc của bản thân
  • Học các kỹ năng mới 
  • Ngồi thiền 
  • Chú ý hơn đến suy nghĩ và cảm xúc của mình 
  • Theo đuổi đam mê 
  • Suy ngẫm về những trải nghiệm, tự phê bình bản thân
  • Đặt ra các mục tiêu 
  • Tập suy nghĩ tích cực, lạc quan, sáng tạo
  • Làm việc để xây dựng một tư duy phát triển

5.2. Điều chỉnh cảm xúc của mình tốt hơn

  • Hãy lưu tâm đến những suy nghĩ và cảm xúc của bạn
  • Xây dựng kỹ năng chịu đựng khi gặp khó khăn
  • Tìm cách kiểm soát cảm xúc của bản thân
  • Hãy xem thách thức là cơ hội
  • Giao tiếp nhiều hơn
  • Hãy suy nghĩ kĩ trước khi hành động

5.3. Phát triển các kỹ năng xã hội 

  • Học cách bắt đầu một cuộc trò chuyện
  • Học hỏi kỹ năng xã hội từ những người xung quanh 
  • Rèn luyện giao tiếp bằng mắt
  • Lắng nghe nhiều hơn
  • Thể hiện sự quan tâm đến người khác
  • Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của bạn

5.4. Trở nên đồng cảm hơn

  • Sẵn sàng chia sẻ cảm xúc của mình 
  • Tham gia vào các dự án cộng đồng 
  • Lắng nghe người khác 
  • Làm quen với những người bạn mới 
  • Hãy thử đặt mình vào vị trí của người khác

5.5. Học cách tạo động lực cho bản thân

  • Tránh lạm dụng các phần thưởng bên ngoài
  • Ăn mừng với những chiến thắng của bản thân
  • Luôn đặt ra các mục tiêu để giúp xây dựng động lực nội tại
  • Làm việc nhóm để cảm thấy mình có trách nhiệm hơn
Teamwork

6. Lời kết

Hi vọng những thông tin mà bài viết cung cấp về trí tuệ cảm xúc và tầm quan trọng của nó sẽ thực sự hữu ích với bạn. Rèn luyện để phát triển trí tuệ cảm xúc là cả một quá trình dài đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực không ngừng. Hãy áp dụng ngay các bước trên để nâng cao trí tuệ cảm xúc của mình nhé, kết quả của cuộc hành trình chắc chắn sẽ làm không làm bạn thất vọng!

Đọc thêm: Chỉ số thông minh IQ cho bạn biết điều gì?

Vui lòng ghi rõ nguồn khi chia sẻ nội dung bài viết:

Anh Chú Hướng Nghiệp (www.anhchuhuongnghiep.com)

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
WhatsApp
Email

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dự án Anh Chú Hướng Nghiệp hiện thực hóa khát vọng giúp đỡ giới trẻ của Dương Trần – Thạc sĩ ĐH Harvard, Chuyên gia Tư vấn chiến lược.

Đọc thêm tại đây

Kết nối

Chủ đề

Đăng ký nhận newsletter

Đăng ký nhận newsletter

Nhận email cập nhật về các bài viết, tài liệu & sự kiện mới của Anh Chú Hướng Nghiệp