Assessment Test là một dạng bài kiểm tra được các công ty sử dụng trong quá trình tuyển dụng để xác định xem các ứng viên có đủ những kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc mà họ ứng tuyển hay không. Assessment Test đang ngày càng trở nên phổ biến trong quá trình tuyển dụng của các công ty, đặc biệt là trong quá trình tuyển dụng Management Consulting. Để hiểu rõ hơn về bài kiểm tra này và chuẩn bị cho Management Consulting. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
Table of Contents
1. Assessment Test là gì?
Assessment Test là một dạng bài kiểm tra được các công ty sử dụng trong quá trình tuyển dụng hay còn được gọi là Test Tuyển dụng. Trong quy trình tuyển dụng của các công ty tư vấn, bài kiểm tra này thường là vòng sàng lọc thứ hai, diễn ra ngay sau hoặc đi kèm với vòng sàng lọc hồ sơ. Bài kiểm tra được thiết kế để đánh giá khả năng xử lý vấn đề, cách tư duy, năng lực hay đơn giản là tính cách của ứng viên có phù hợp để trở thành một consultant của công ty hay không.
Các dạng Assessment Test phổ biến trong tuyển dụng Management Consulting hiện nay:
1.1. Bài kiểm tra IQ (IQ Test)
Bài kiểm tra IQ hay bài kiểm tra trí thông minh luôn là một phần không thể thiếu trong quá trình đánh giá ứng viên. Có nhiều dạng bài kiểm tra IQ khác nhau với 3 cách trình bày thông tin chính: từ ngữ, hình ảnh hoặc con số. Mỗi dạng tập trung vào một phần cụ thể của nghiên cứu trí thông minh và một số dạng thường được sử dụng trong các bài đánh giá:
Trí thông minh và khả năng suy luận chung
- Verbal analogies ( Phép loại suy bằng lời nói): Phép loại suy là sự tương đồng được rút ra giữa hai sự kiện, tình huống hoặc hoàn cảnh khác nhau nhưng đủ giống nhau. Phép loại suy bằng lời nói tạo ra sự giống nhau giữa hai cặp từ khác nhau.
- Syllogism test (Bài kiểm tra âm tiết) : Bao gồm hai mệnh đề liên quan cho phép đưa ra một kết luận. Câu hỏi đặt ra là kết luận nào đúng dựa vào khả năng lập luận một cách logic.
- Progressive matrices test (Bài kiểm tra ma trận lũy tiến): Là một bài kiểm tra khả năng phi ngôn ngữ được sử dụng để đánh giá khả năng suy luận trừu tượng. Nhiệm vụ của những người tham gia là xác định phần tử còn thiếu trong một mẫu thường được trình bày dưới dạng ma trận.
Trí thông minh và khả năng suy luận cụ thể
- Numerical reasoning (Bài kiểm suy luận số): Các bài kiểm tra suy luận bằng số đánh giá sự hiểu biết của ứng viên về các nguyên tắc toán học và khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến các con số. Các câu hỏi suy luận số được trình bày ở nhiều dạng khác nhau.
- Automation understanding/flow charts (Hiểu tự động hóa/lưu đồ): Hiểu về trình tự của các quy trình được biểu diễn qua biểu đồ.
Kỹ năng thông minh
- Linguistic ability (Khả năng ngôn ngữ): Kiểm tra sự nhạy cảm với ý nghĩa và trật tự của từ ngữ, âm thanh, nhịp điệu, sự biến đổi, âm vị học, cú pháp và các chức năng khác nhau của ngôn ngữ.
- Arithmetic skills (Kỹ năng số học): Bài kiểm tra số học sẽ thử thách kỹ năng và kiến thức về toán học cơ bản nhất. Thường người tham gia sẽ không được sử dụng máy tính trong bài kiểm tra này.
- Geometric intelligence (Trí thông minh hình học): Gồm các câu hỏi hình học dùng để đánh giá kỹ năng logic của người tham gia cùng với kỹ năng hình ảnh và khả năng lập luận của họ.
- Commercial understanding (Hiểu biết thương mại): Bài kiểm tra này chỉ xuất hiện nếu ứng viên ứng tuyển vào một vị trí có liên quan đến thương mại.
1.2. Bài kiểm tra tính cách (Personality Test)
Trong quy trình đánh giá ứng viên, dựa trên một bài kiểm tra tính cách, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được ứng viên là ai và mức độ phù hợp cũng như tiềm năng của họ đối với công ty và bản chất của công việc tư vấn.
Bài kiểm tra đánh giá năng lực là một phần vô cùng quan trọng của Assessment Test nói chung và tuyển dụng Management Consulting nói riêng. Aptitude Test bao gồm tới hơn 10 dạng test khác nhau tùy vào vị trí và lĩnh vực mà ứng viên ứng tuyển.
Các dạng test phổ biến nhất mà ứng viên có thể gặp trong mọi bài Aptitude Test của mọi công ty:
- Numerical Reasoning Tests: Dạng test này bao gồm cả những câu hỏi toán học, số học đơn giản lẫn những bài toán suy luận cao cấp liên quan tới số liệu. Thông qua bài test ứng viên được đánh giá về khả năng hiểu vấn đề và đưa ra quyết định dựa trên các dữ liệu số học.
- Verbal Reasoning Tests: Dạng test này yêu cầu ứng viên đọc các đoạn văn ngắn và trả lời câu hỏi để đánh giá khả năng Đọc hiểu – Tư duy – Phân tích thông tin của ứng viên. Bài test không chỉ kiểm tra năng lực ngôn ngữ mà còn đánh giá khả năng suy luận của ứng viên.
- Diagrammatic Reasoning Tests: Bài test này đưa ra một loạt các hình ảnh hoặc chuỗi các hình khối cùng một vài đáp án. Việc của ứng viên là dựa vào đó suy luận ra các quy luật được sử dụng trong đề bài và áp dụng chúng để lựa chọn đáp án phù hợp. Dạng test này được nhà tuyển dụng sử dụng để kiểm tra tư duy logic cũng như khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp của ứng viên. Những ứng viên ứng tuyển vào các vị trí đòi hỏi cao về khả năng giải quyết vấn đề và tư duy logic như Management Consulting thường sẽ dễ gặp phải bài test này.
- Situational Judgement Tests (SJTs): Là một dạng công cụ tâm lý nổi tiếng được nhà tuyển dụng sử dụng để đánh giá nhận thức và hành vi của ứng viên khi tiếp xúc với các tình huống trong công việc hàng ngày. SJTs yêu cầu ở ứng viên một giải pháp cho tình huống mà đề bài đặt ra, thường dựa trên những tính huống có thật sẽ xảy ra ở nơi làm việc. Ứng viên sẽ phải chọn một phương pháp hành động mình cho là tối ưu giữa rất nhiều lựa chọn khác nhau.
2. Vai trò của Assessment Test trong quá trình tuyển dụng Management Consulting
Assessment Test giúp các công ty đánh giá ứng viên về các kỹ năng và đặc điểm cần thiết để trở thành một consultant. Bài kiểm tra có vai trò như bước sàng lọc để loại trừ những ứng viên không đủ tiêu chuẩn cho vòng phỏng vấn tình huống – vòng được coi là tốn kém nhất trong quy trình tuyển dụng Management Consulting, giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực của công ty.
Ngoài ra, bước này còn giúp thu hẹp phạm vi tuyển dụng, từ đó nhà tuyển dụng có thể lựa chọn ra những ứng viên phù hợp và chất lượng nhất cho vị trí này.
3. Những bài Assessment Test nổi tiếng từ các công ty tư vấn hàng đầu
Mỗi công ty sử dụng một bài test khác nhau, sau đây là một số bài Assessment Test nổi tiếng của các công ty tư vấn hàng đầu mà những bạn chuẩn bị thi consulting nên tham khảo và luyện tập.
3.1. Mckinsey Digital Assessment Test hoặc Mckinsey Problem-Solving Game (PSG)
Mckinsey Problem-Solving Game (trước đây là McKinsey Digital Assessment) là một bài kiểm tra đánh giá do công ty Imbellus thiết kế cho công ty tư vấn McKinsey & Company. Bài kiểm tra này bắt đầu được thử nghiệm vào năm 2017, được tung ra rộng rãi vào năm 2020. Đến tháng 1/2021, McKinsey Problem-Solving Game đã thay thế Problem Solving Test – bài kiểm tra trên giấy tại hầu hết mọi văn phòng của McKinsey.
Mckinsey Problem-Solving Game hay Digital Assessment có giới hạn thời gian là 60-80 phút. Ứng viên được yêu cầu giải quyết 2 trong số 5 trò chơi nhỏ, nếu họ được đánh giá là có tiềm năng trở thành nhà tư vấn của McKinsey họ sẽ được mời phỏng vấn.
Các ứng viên được đánh giá dựa trên năm khía cạnh cốt lõi:
- Tư duy phản biện: khả năng hình thành phán đoán hợp lý từ một tập hợp các sự kiện
- Ra quyết định: khả năng lựa chọn cách hành động tốt nhất trong một số các phương án
- Nhận thức tổng thể: khả năng sử dụng các chiến lược để giúp việc hiểu thông tin và giải quyết vấn đề dễ dàng hơn
- Nhận thức tình huống: khả năng xác định mối quan hệ giữa các yếu tố khác nhau và dự đoán kết quả của một trò chơi nhỏ
- Tư duy hệ thống: khả năng hiểu nguyên nhân & ảnh hưởng các mối quan hệ liên quan đến một số yếu tố và vòng lặp phản hồi
Để luyện tập cho McKinsey Problem-Solving Game hãy tìm hiểu kĩ về “issue tree” – cách tiếp cận giải quyết vấn đề dựa trên giả thuyết, phương pháp bắt buộc mọi ứng viên ứng tuyển vị trí Management Consulting đều phải tìm hiểu. Biết cách áp dụng nó vào các vấn đề hàng ngày, trong các tình huống cụ thể sẽ rất có ích cho PSG. Bên cạnh đó ứng viên phải luyện tập các dạng bài liên quan đến các khả năng về số liệu và nâng cao tốc độ đọc để có thể nhanh chóng hấp thụ và phân tích được lượng dữ liệu khổng lồ trong PSG.
3.2. Bain Online Test (Bain Online Assessment)
Bain Online Test là một tập hợp các bài kiểm tra sàng lọc trước khi phỏng vấn được sử dụng bởi Bain & Company. Bài kiểm tra thường sử dụng 25-30 câu hỏi trắc nghiệm được thực hiện trong 30-50 phút. Bain Online Test có thể được thực hiện trên máy tính hoặc trực tiếp tại mỗi văn phòng của Bain & Company.
Bain Online Test có thể bao gồm các dạng:
- Bài kiểm tra đánh giá năng lực (Aptitude Test): kiểm tra khả năng nhận thức của ứng viên – cụ thể là suy luận logic, số và lời nói – tương tự như các bài kiểm tra đánh giá năng lực phổ biến khác.
- Bài kiểm tra tính cách (Personality Test): kết quả của bài kiểm tra sẽ quyết định sự phù hợp của ứng viên với văn hóa Bain và bản chất công việc tư vấn.
- Bài kiểm tra phân tích (Analytical Test): dạng bài này dựa trên GMAT, với các câu hỏi về lý luận phê bình, cung cấp đầy đủ dữ liệu và giải quyết vấn đề.
- Bài kiểm tra tình huống (Business Case Test): dạng bài này trình bày một tình huống kinh doanh cùng với các câu hỏi trắc nghiệm – tương tự như BCG Potential Test.
- Phỏng vấn video một chiều (One-Way Video Interview): ở một số văn phòng nhất định, dạng bài này sẽ xuất hiện trong vòng kiểm tra, vì vậy hãy nhớ chuẩn bị kỹ càng, cuộc phỏng vấn này bao gồm cả câu hỏi hành vi và câu hỏi tình huống.
Tỷ lệ vượt qua Bain Online Test là khoảng 70-75%. Con số này tương đương với tỷ lệ vượt qua bài Assessment Test của các công ty tư vấn khác như PSG hay BCG Potential Test.
3.3. BCG Potential Test (BCG Online Test)
BCG Potential Test là bài kiểm tra sàng lọc của Boston Consulting Group (BCG). Bài kiểm tra có sẵn ở 2 định dạng – trên giấy và trên máy tính. Số lượng câu hỏi và thời gian cho bài kiểm tra là khác nhau giữa hai phiên bản này. Phiên bản máy tính bao gồm 23 câu hỏi với thời gian 45 phút, phiên bản giấy gồm 53 câu hỏi với thời gian 50 phút. Mỗi phiên bản được sử dụng ở các quốc gia khác nhau, phổ biến hơn cả là phiên bản thi trên máy tính.
Trong BCG Potential Test, 6 loại câu hỏi phổ biến nhất là:
- Reading facts questions: Những câu hỏi này kiểm tra khả năng hiểu tình huống và dữ liệu của ứng viên. Sẽ không cần suy luận, logic, giả thuyết hoặc sáng tạo. Thay vào đó là khả năng đọc biểu đồ và tính toán thành thạo.
- Fact-based conclusion questions: dạng câu hỏi này kiểm tra khả năng rút ra các kết luận hợp lý của ứng viên dựa trên một bộ dữ liệu/dữ kiện được cung cấp.
- Root-cause reason questions: cung cấp cho ứng một nhóm dữ kiện/dữ liệu cụ thể và yêu cầu họ xác định điều gì có thể là nguyên nhân gây ra chúng.
- Word problem questions: là một câu hỏi toán học/định lượng mà câu trả lời không thể được tính trực tiếp từ dữ liệu được cung cấp. Thông thường, ứng viên phải lập một hoặc nhiều phương trình để giải được dạng câu hỏi này.
- Formula questions: tương tự như các bài toán đố, tuy nhiên ứng viên không phải cung cấp kết quả số thực tế, chỉ cần các công thức chứa các chữ cái đại diện cho các biến đầu vào. Thông thường, câu hỏi sẽ cung cấp các biến đầu vào ở định dạng chữ cái và ứng viên sẽ được yêu cầu cung cấp các công thức phù hợp ở định dạng chữ cái. Đây là một trong những dạng câu hỏi dễ nhất trong BCG Potential Test.
- Solution-finding questions: dạng câu hỏi này chỉ xuất hiện trong BCG Potential Test. Loại câu hỏi này đòi hỏi một số nền tảng kinh doanh và trực giác – điều này chỉ có thể được rèn luyện bằng cách tiếp xúc với thế giới kinh doanh và tư vấn. Để chuẩn bị thi Consulting ứng viên nên đọc tin tức trên các nguồn đáng tin cậy như McKinsey Insights, Bain Publications và BCG Insights.
Trong các dạng bài kiểm tra liên quan đến con số, ứng viên thường không được phép sử dụng máy tính, vì thế tính nhẩm là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với một consultant. Khác với Bain Online Test – chỉ có một đáp án đúng cho mỗi câu hỏi, mỗi câu hỏi trong BCG Potential Test có thể có 2-3 câu trả lời đúng.
Tỷ lệ vượt qua BCG Potential Test là khoảng 70%. Thách thức lớn nhất mà ứng viên gặp phải trong bài kiểm tra này là áp lực nặng nề của thời gian. Để chuẩn bị cho Management Consulting các ứng viên nên có kế hoạch luyện tập các dạng bài kiểm tra và quản lý thời gian làm bài thật tốt để có thể vượt qua bài kiểm tra này.
4. Lời kết
Qua bài viết, hy vọng bạn đã nắm vững được những thông tin cơ bản nhất về Assessment Test – bài kiểm tra đang rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong quá trình tuyển dụng Management Consulting. Hi vọng bạn sẽ nắm rõ những kiến thức về bài kiểm tra này và có kế hoạch luyện tập hiệu quả để chuẩn bị thi Consulting thật tốt!